CHƯƠNG 4 : GIỚI THIỆU MỘT SỐ THUẬT NGỮ VỀ MẠNG
4.1. MẠNG CỤC BỘ LANS ( Local Area Networks )
Có giới hạn về địa lý
Tốc độ truyền dữ liệu khá cao
Do một tổ chức quản lý
Thường dùng multiaccess channels
Các kỹ thuật thường dùng: Token Ring: 16 Mbps, Mạng hình sao
4.2. MẠNG DIỆN RỘNG WANS ( Wide Area Networks )
Không có giới hạn về địa lý
Thường là sự kết nối nhiều LAN
Tốc độ truyền dữ liệu khá thấp
Do nhiều tổ chức quản lý
Thường dùng kỹ thuật point to point channels
Các kỹ thuật thường dùng:
Các đường điện thoại
Truyền thông bằng vệ tinh.
4.3. MẠNG MANS ( Wide Area Networks )
Có kích thước vùng địa lý lớn hơn LAN tuy nhiên nhỏ hơn WAN
Do một tổ chức quản lý
Thường dùng cáp đồng trục hay sóng ngắn.
4.4. INTERNETWORK
Kết nối hai hay nhiều mạng riêng biệt
Đòi hỏi có các thiết bị mạng tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối này.
4.5. INTERNET
Mạng toàn cầu đặt biệt kết nối mạng của các tổ chức , các nhân trên thế giới.
Kết nối từ máy tính cá nhân đến Internet
Kết nối các LAN bởi WAN tạo nên Internet
4.6. INTRANET
Là mạng LAN có triển khai các dịch vụ trên Internet .
4.7. PHÂN BIỆT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIỮA MẠNG CỤC BỘ VÀ MẠNG DIỆN RỘNG
Mạng cục bộ và mạng diện rộng có thể được phân biệt bởi: địa phương hoạt động, tốc độ đường truyền và tỷ lệ lỗi trên đường truyền, chủ quản của mạng, đường đi của thông tin trên mạng, dạng chuyển giao thông tin.
– Địa phương hoạt động: Liên quan đến khu vực địa lý thì mạng cục bộ sẽ là mạng liên kết các máy tính nằm ở trong một khu vực nhỏ. Khu vực có thể bao gồm một tòa nhà hay là một khu nhà… Điều đó hạn chế bởi khoảng cách đường dây cáp được dùng để liên kết các máy tính của mạng cục bộ (Hạn chế đó còn là hạn chế của khả năng kỹ thuật của đường truyền dữ liệu). Ngược lại mạng diện rộng là mạng có khả năng liên kết các máy tính trong một vùng rộng lớn như là một thành phố, một miền, một đất nước, mạng diện rộng được xây dựng để nối hai hoặc nhiều khu vực địa lý riêng biệt.
– Tốc độ đường truyền và tỷ lệ lỗi trên đường truyền: Mạng cục bộ có thể truyền dữ liệu với tốc độ cao mà chỉ chịu một tỷ lệ lỗi nhỏ. Ngược lại với mạng diện rộng do phải truyền ở những khoảng cách khá xa với những đường truyền dẫn dài có khi lên tới hàng ngàn km. Do vậy mạng diện rộng không thể truyền với tốc độ quá cao vì khi đó tỉ lệ lỗi sẽ trở nên khó chấp nhận được.
Mạng cục bộ thường có tốc độ truyền dữ liệu từ 4 đến 16 Mbps và đạt tới 100 Mbps nếu dùng cáp quang. Còn phần lớn các mạng diện rộng cung cấp đường truyền có tốc độ thấp hơn nhiều như T1 với 1.544 Mbps hay E1 với 2.048 Mbps.
(Ở đây bps (Bit Per Second) là một đơn vị trong truyền thông tương đương với 1 bit được truyền trong một giây, ví dụ như tốc độ đường truyền là 1 Mbps tức là có thể truyền tối đa 1 Megabit trong 1 giây trên đường truyền đó).
Thông thường trong mạng cục bộ tỷ lệ lỗi trong truyền dữ liệu vào khoảng 1/107-108 còn trong mạng diện rộng thì tỷ lệ đó vào khoảng 1/106 – 107
– Tổ chức quản lý và điều hành của mạng: Khi xây dựng mạng diện rộng người ta thường sử dụng các đường truyền được thuê từ các công ty viễn thông hay các nhà cung cấp dịch vụ truyền số liệu. Tùy theo cấu trúc của mạng những đường truyền đó thuộc cơ quan quản lý khác nhau như các nhà cung cấp đường truyền nội hạt, liên tỉnh, liên quốc gia… Các đường truyền đó phải tuân thủ các quy định của chính phủ các khu vực có đường dây đi qua như: tốc độ, việc mã hóa…
Còn đối với mạng cục bộ thì công việc đơn giản hơn nhiều, khi một cơ quan cài đặt mạng cục bộ thì toàn bộ mạng sẽ thuộc quyền quản lý của cơ quan đó.