Core switch và access switch là 2 sản phẩm được sử dụng nhiều tại các hệ thống mạng, tuy cùng chung nhiệm vụ nhưng tại sao Cisco lại phải thiết kế ra 2 loại? Để giúp bạn hiểu hơn về sự khác nhau của 2 sản phẩm này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Để giúp bạn dễ dàng phân biệt, hãy tìm hiểu từng dòng sản phẩm
Core Switch
- Trông mỗi hệ thống Switch đều có một Core Switch tổng điều phối thông tin mạng, internet tới các Switch Access khác. Core witch giúp kết nối và quản lý tập trung nhiều thiết bị trong cùng một hệ thống mạng. Ngoài nhiệm vụ chuyển mạch, các thiết bị core switch còn có các khả năng routing giống như trên Router.
Access Switch
- Switch Access là thiết bị chuyển mạch chia cổng cho các hệ thống hạ tầng mạng cuối cùng, giữa các máy tính với nhau.
Cách phân biệt Core Switch và Switch Access dựa trên bộ tính năng
Khi các mô hình mạng 3 lớp ngày càng lên ngôi và được sử dụng rộng rãi thì việc sử dụng Core Switch và Switch Access lại càng trở nên quan trọng. Vậy làm cách nào để phân biệt 2 dòng sản phẩm này, hãy cùng theo dõi tiếp phần sau.
Phân biệt theo tính năng của từng sản phẩm
Core Switch: Core Switch được ví như cột sống không thể thiếu trong hệ thống mạng vừa và lớn. Khi mà nhu cầu sử dụng đòi hỏi tốc độ làm việc và tính bảo mật lớn, cần Routing giữa các VLAN trong cùng mạng thì dòng Switch này có thể đáp ứng được điều đó.
Core Switch là phân khúc dòng thiết bị chuyển mạch Layer 3 có chức năng quản lý, Routing như các bộ định tuyến Router, một số mã nổi bật của Cisco như là: Switch Cisco C3850, Switch Cisco C9300, Switch C3650…
Switch Access: Switch Access cũng giống như Core Switch nhưng chúng lại không thể thực hiện trên các bộ chuyển mạch chuyên dụng để kết nối tới máy trạm thông qua lớp xử lý và phân phối dữ liệu Distribution.
Phân biệt theo mô hình 3 lớp của Cisco
Tuy cùng một hệ thống nhưng 2 dòng sản phẩm này hoạt động ở các tầng khác nhau. Trong mô hình 3 lớp của Cisco, Core Switch nằm trên cùng của mô hình 3 lớp và chúng thực hiện vận chuyển lượng lớn dữ liệu, tốc độ cao mà vẫn đảm bảo được độ tin cậy nhất định.
Switch Access hoạt động đơn giản hơn, thiết bị sử dụng trong việc cung cấp kết nối cổng đến Client trên một mạng, vì thế thiết bị này vẫn thường được gọi là Desktop Layer và đặc biệt phù hợp với các tính năng của lớp Access như:
- Tiếp tục thực hiện các access control và policy từ lớp Phân Phối.
- Tạo ra các collision domain riêng biệt nhờ dùng các switch chứ không phải là hub/bridge.
- Lớp truy cập phải chọn các bộ chuyển mạch có mật độ cổng cao, kết nối đến các máy trạm hoặc kết nối tốc độ Gigabit (1000 Mbps) đến thiết bị chuyển mạch ở lớp phân phối.
Điểm khác nhau giữa core switch và access switch
Thứ 1: Core Switch là thiết bị rất cần thiết trong mỗi hệ thống để quyết định tốc độ truyền tải cũng như các tính năng nâng cao và quản lý các thiết bị khác tập trung.
Thứ 2: Đối với Core Switch nếu một hệ thống mạng quá đơn giản bao gồm một máy chủ và nhiều máy con, việc lắp đặt và sử dụng Switch Core là điều không cần thiết. Chúng ta có thể sử dụng Switch Distribution và Switch Access để thực hiện vấn đề này.
Thứ 3: Chỉ có một Core Switch được sử dụng trong một mạng lưới vừa và nhỏ, nhưng lớp kết hợp và lớp truy cập của nó có thể có nhiều switch khác nhau.
Lưu ý: Hệ thống switch Core cần lắp đặt trong 2 trường hợp chính đó là:
Khi các switch access con được đặt ở những vị trí khác nhau và có 1 switch phân phối ở mỗi nơi, trong trường hợp này chúng ta phải lắp đặt Switch Core để tối ưu hệ thống.
Trường hợp thứ 2 đó là khi số lượng access vượt quá hiệu suất truy cần của nó, thì việc lắp đặt Core Switch sẽ giúp tối ưu độ phức tạp của hệ thống mạng.
Phần kết
Trên đây chúng tôi đã đưa đến cho bạn đọc thông tin về những chức năng cơ bản của Core switch Cisco trong hệ thống mạng để bạn hiểu thêm về dòng sản phẩm này. Nếu còn vấn đề gì chưa hiểu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn
(Theo SwichCisco.vn)