[rank_math_breadcrumb]

Công nghệ Mesh là gì & ứng dụng của nó như thế nào trong triển khai wi-fi

Trong quá trình đi triển khai và tư vấn wifi, team #HuRu thấy ae Khách hàng và Đại lý đề cập khá nhiều về công nghệ Mesh, hôm nay xin mạn phép chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế về món này để ae hiểu thêm 1 chút

Giới thiệu công nghệ Mesh

Công nghệ Mesh là gì: hiểu nôm na là thiết bị WIFI của nhiều hãng cho phép kết nối không dây, truyền tải băng thông trực tiếp với nhau (đa phần trên band 5G), mà không cần kết nối dây.
Trong trường hợp 2 thiết bị kết nối Mesh bị mất liên lạc, thiết bị nhận tín hiệu Mesh có thể tự tìm và kết nối sang thiết bị khác (nếu trong cùng 1 mạng, có thiết bị dự phòng khác và đảm bảo về tín hiệu, có cấu hình chế độ tự tìm thiết bị backup),

Công nghệ Mesh là gì & ứng dụng của nó như thế nào trong triển khai wifi

Mesh có thể sử dụng trên cả thiết bị Outdoor và Indoor,+++>

Lợi điểm của công nghệ Mesh là gì

Với các thiết bị Dualband (2 băng tần) hoặc Triband (3 băng tần), có thể dùng ngay band 5G để kết nối Mesh với nhau, trong trường hợp việc đi dây mạng quá khoai, chỉ có thể đảm bảo phương án cấp nguồn cho thiết bị,
Công nghệ Mesh có thể dùng để dự phòng cho mạng lưới, trong trường hợp thiết bị AP bị mất kết nối dây về trung tâm (lưu ý phải cấu hình Mesh trước đó, ko thì cũng khóc),
Đỡ được việc đi dây mạng, tuy nhiên cấp nguồn vẫn là bắt buộc,

Ứng dụng chính của công nghệ Mesh

Dự phòng kết nối không dây giữa các Ap, phòng ngừa thảm hoạ hoặc sự cố làm mất kết nối LAN/WAN, vẫn đảm bảo hoạt động tạm thời trong khi khắc phục sự cố
Phù hợp cho nhu cầu sử dụng cá nhân hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB), với yêu cầu chất lượng WIFI vừa phải, và tiết kiệm chi phí đục phá + đi dây trong nhà hoặc văn phòng,
Triển khai kết nối không dây tại những vị trí quá hiểm không thể kéo dây LAN, vì thường nguồn điện dễ xoay xở hơn

Công nghệ Mesh là gì & ứng dụng của nó như thế nào trong triển khai wifi

Yếu điểm của công nghệ Mesh là gì?

Qua mỗi kết nối Mesh (thường gọi là 1 hop), băng thông sẽ suy giảm ít nhất 20-30% (các bạn có thể xem trong mô hình minh hoạ hoặc có thể test thực tế),
Kết nối Mesh, nghĩa là bạn phải hy sinh 1 băng tần 5G của cả 2 AP (tất nhiên vẫn kết nối 5G và xài wifi được, nhưng peformance sẽ giảm đi rất nhiều), trong khi băng tần 5G thường ngon và ít nhiễu hơn 2.4G, tốc độ cũng cao hơn,
Mesh cũng thường được các hãng khuyến cáo chỉ triển khai tối đa 3 hop liên tiếp, do qua mỗi hop băng thông sẽ suy giảm (các bạn cứ lấy 100Mbps trừ dần đi sẽ rõ),
Mesh cũng là kết nối vô tuyến, nên nếu thời tiết xấu (mưa gió, độ ẩm cao, mưa bão…), kết nối Mesh sẽ ảnh hưởng thê thảm,
Mesh cũng có nghĩa là bạn phải luôn duy trì tình trạng hoạt động của các em Mesh Master, vì nếu các em ấy chết thì các em nhận tín hiệu Mesh sẽ vô dụng.

Công nghệ Mesh là gì & ứng dụng của nó như thế nào trong triển khai wifi

Một vài case thực tế anh em đã triển khai

Cách đây 6-7 năm ae đã từng được vi vu Đà Nẵng vào mùng 3 tết. Nhiệm vụ là đi khảo sát hệ thống wifi cho resort vì IT Manager phản ánh là hệ thống wifi rất tệ. Khách suốt ngày phàn nàn là sóng wifi bập bùng, kết nối xong lại bị đẩy ra, cứ phải kết nối đi kết nối lại rất bực mình.
Ae đi vào khảo sát, mang tool đo ra và đúng là IT Manager giật mình vì WIFI nhảy nhót như nhạc nước Sentosa vậy, thảo nào khách kết nối xong lại bị đẩy ra và cứ liên tục như vậy.
Thực tế đi khảo sát hiện trường, ae dần hiểu tại sao sóng wifi nó cứ bập bùng như vậy,

Hiện trạng:

+ Resort có 2 khu giáp biển, triển khai mô hình cao tầng, trải dài,
+ Các phòng không hề kéo dây mạng LAN, không hề triển khai Switch kết nối như các dự án khác,
+ Cứ 2 phòng liên tiếp thì có 1 thiết bị WIFI (to hơn con chuột máy tính 1 chút), cắm nguồn và kết nối Mesh,
+ 2 đầu toà nhà và chính giữa là các thiết bị WIFI Mesh (tạm gọi là Master), cắm dây kết nối internet với phòng máy trung tâm, và từ đó kết nối Mesh cấp tín hiệu cho các thiết bị WIFI gắn cho các khu phòng, thực tế triển khai phải đến 4-5 hop liên tiếp chứ không phải 3 hop như tiêu chuẩn,
+ Các thiết bị Master liên tục bị treo, nhảy kênh. Có thời điểm các thiết bị WIFi tại phòng (tạm gọi là Slave) cứ vừa kết nối với em Master này thì đã bị đẩy ra kết nối với em Master còn lại do em cũ bị treo. Thảo nào sóng wifi, kênh wifi cứ bập bùng liên tục như nhạc nước Sentosa,

Phương án khắc phục

+ Sau khi khảo sát, ae có lên báo cáo chi tiết tình hình cho anh IT Manager và bác CEO,
+ Phương án đề xuất là kéo WIFI tới các phòng, triển khai switch, mỗi AP đáp ứng 2-3 phòng, dùng mô hình Wireless Controller,
+ Sau một thời gian test, đề xuất và đàm phán kỹ thuật thì ae đã triển khai thành công dự án WIFI cho resort (thuộc hàng cao cấp tại Đà Nẵng),

Kết luận

+++> Chốt lại là ae thích Mesh, hâm mộ Mesh thì cũng chỉ nên triển khai em nó đúng nơi, đúng chỗ, đúng bài toán để đảm bảo chất lượng dịch vụ:
+ Những vị trí quá hiểm yếu ko kéo dây LAN được,
+ Dự phòng kết nối LAN trong trường hợp sự cố hoặc mất kết nối di thiên tai,
+ Triển khai cho mô hình các gia đình hoặc công ty SMB, ngại đục phá tường kéo dây và yêu cầu chất lượng mạng vừa phải, và không muốn dùng repeater

P.S: bác nào thik triển khai cả thành phố WIFI với mô hình Mesh thì em thề em hứa em đảm bảo là team kỹ thuật bên em đi xử lý cho cả mạng wifi bập bùng như nhạc nước Sentosa dễ lắm ạ, hehe

Tác giả

Link gốc bài viết: https://www.facebook.com/groups/vntik/permalink/3115354715187527/

Nguyễn Viết Hoài – Alex, chuyên gia về wifi, với hơn 10+ năm kinh nghiệm triển khai các dự án wifi Ruckus, Cisco, Ruijie, Linkyfi cho các nhà mạng viễn thông Viettel, Mobifone, VNPT Vinaphone cùng các tập đoàn khách sạn JWM Marriott, AccorHotels, Melia, Furama Resorts, Crown Plaza…

Hotline: 0977.205.502 / Zalo: 0902.205.502