[rank_math_breadcrumb]

10 mẹo để thiết kế Wi-Fi tốt hơn – Phần 2

Mẹo #2 : Nắm rõ tất cả yêu cầu

Nhu cầu ở đây, Với khách hàng chỉ đơn giản là : Wi-Fi nhanh, sóng khỏe.

Với anh em làm nghề, mình phải nghĩ sâu xa hơn. Khách nói muốn Wi-Fi nhanh, nhưng làm sao để có Wi-Fi nhanh thì mình phải nghĩ. Cái khách nói là business requirement. Chúng ta phải tự nghĩ ra technical requirement để đáp ứng nhu cầu của khách.

Link xem video

Không phải khách hàng nào cũng ôm một thiết kế giống nhau được. Ví dụ như một văn phòng, nhân viên dùng nhiều laptop đời cũ, chỉ hỗ trợ băng tần 2.4G. Sẽ khác với bạn làm cho Wi-Fi công cộng, nơi mà 99% người dùng điện thoại, hỗ trợ băng tần 5GHz. Laptop dùng băng tần 2.4G, tốc độ chậm hơn. Airtime nhiều hơn. Tức là capacity ít hơn. Tóm lại, tùy vào đặc điểm của dự án mình đang làm, yêu cầu kỹ thuật sẽ khác nhau, thiết kế tất nhiên cũng không giống nhau

10 mẹo để thiết kế Wi-Fi tốt hơn

Một số yêu cầu mình để trong ô vuông màu trắng, là các yêu cầu các bạn có thể đưa vào các công cụ khảo sát. Vùng phủ sóng, được tính dựa trên RSSI của client. RSSI từ -70dBm trờ lên là ok. Vùng chồng lấn. Lúc trước người ta tính vùng chồng lấn dựa trên %. Bây giờ người ta tính dựa trên RSSI. Ví dụ người dùng di chuyển ra xa AP, RSSI sẽ giảm dần giảm dần. Và khi RSSI giảm còn -65 dBm, client phải nhận được một sóng khác, có RSSI là -70 dbm.

Nhiễu chồng kênh là kẻ thù lớp nhất của Wi-Fi. Chúng ta đặt AP này kế bên AP kia. Với hi vọng chúng sẽ phủ sóng rộng hơn, chúng sẽ phục vụ nhiều người dùng hơn. Nhưng nếu 2 AP phát cùng kênh, các bạn có capacity của 1 AP.

Tỉ lệ thiết bị so với số băng tần. Cái này các bạn thường gặp với các ứng dụng VoIP. Người ta sẽ giới hạn, ví dụ 17 điện thoại kết nối vào 1 AP để đảm bảo QoS.

Khu vực mật độ đặc biệt. Chúng ta không nên quan tâm khu vực mật độ cao hay mật độ thấp. Với một khách sạn, phòng nghỉ của khách, 4-6 thiết bị, đó là mật độ thông thường, nhà hàng, 200 thiết bị, đó là đặc biệt. Với sân vận động, vài ngàn người là mật độ thông thường. Nhưng đường hầm, vài chục người, đó là đặc biệt. Và chúng ta hay quên những khu vực đặc biệt này.

Các yêu cầu còn lại như jitter, delay, beacon, end-to-end qos, chúng ta không thể mô phỏng bằng các công cụ như ekahaul, airmagnet. Thường chúng liên quan đến vendor nhiều hơn. Nhưng chúng cũng quan trọng trong việc tối ưu lại hệ thống Wi-Fi. Khi làm vơi1 một hãng. Các bạn cũng nên chú ý.

Mẹo #3 : Không phải màu XANH

Đừng nhìn vào màu xanh. Màu xanh không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với tốt.

Trong video gốc, ông Keith thực hiện một thử nghiệm trên sân vận động. Ông ấy đặt AP ở một đầu sân vận động. Rồi di chuyển ra xa dần xa dần để xem tốc độ và cường độ thay đối như thế nào. Ông ấy thử nghiệm với nhiều AP, và với nhiều loại client khác nhau. Và thống kê lại con số trung bình.

10 mẹo để thiết kế Wi-Fi tốt hơn

Với AP Mist 43. Các bạn thấy vùng phủ của Mist 43 toàn xanh. Xanh cả sân vận động luôn. Trong khi với Cambium XV3-8 thì khoảng 2/3 sân thôi. Còn lại 1/3 cuối sân là cam, là đỏ. Tuy nhiên, khi xét về tốc độ. Cambium vượt trội hoàn toàn. Ở 100m, tốc độ thực tế vẫn gần 80M. Trong khi Mist 43 là dưới 60M.

Không phải màu xanh, không phải cứ xanh là tốt. Quan trọng là cuối cùng bạn đạt được gì.

Mẹo #4 : Theo “Best Practice”

Làm sao biết best practice là gì? Các hãng đều có hướng dẫn thiết kế, đều có những con số, những quy tắc mà họ sẽ đề xuất cho bạn. Cứ theo đó mà làm. Sẽ đúng trong đa số các trường hợp.

Thứ hai là từ những chuyên gia đầu ngành. Như ông Keith đây chẳng hạn, mình đang thay mặt ông ấy, đưa ra lời khuyên cho các bạn. Các bạn lên diễn đàn, đi học, cũng đều có những anh em rất giỏi, nhiều kinh nghiệm để các bạn học hỏi.

Thứ ba là tự kiểm chứng. Ví dụ người ta khuyên bạn là con AP này nên lắp trần. Nhưng bạn nghĩ, lắp tường cũng không khác gì. Nhưng mà nếu bạn lắp tường thì bạn lại không tuân theo best practice. Trong thực tế, đôi khi nên “break the rule”. Miễn sao, bạn biết chính xác việc mình đang làm. Bạn hiểu được tại sao mình lại làm thế. Không phải do ai đó trên mạng kêu bạn làm, mà bạn làm, vì bạn có lý do của mình, bạn hiểu được tại sao mình lại làm vậy. Để cuối cùng, bạn có được kết quả mà bạn muốn.

Bạn thử lắp AP lên tường. Rồi tự kiểm tra. Rồi lại thay, lắp nó lên trần. Xem cái nào tốt hơn. Giả sử cuối cùng bạn thấy lắp lên trần sẽ tốt hơn. Có thể bạn nghĩ, từ đầu theo best practice có phải tốt không. Đỡ mất thời gian lắp lên tường rồi gỡ ra lắp lại. Không phải vậy. Bạn quyết định lắp AP trên trần nhà, vì bạn chắc chắn rằng lắp trần sẽ tốt hơn. Chứ không phải vì đó bảo bạn làm vậy. Mấu chốt, là nhận thức. Bạn tự tin làm, và tự tin chịu trách nhiệm với kết quả.

Mẹo #5 : Đừng tin vào những con số

Các con số thuần túy là marketing thôi.

Thiết kế là công việc yêu cầu tính toán, cần công cụ hỗ trợ, cần kiểm chứng, cần bám vào thực tế. Không đơn giản là : AP này phục vụ được 100 người, rồi cứ thế nhân lên. AP này phủ sóng được 300m2 rồi nhân lên.

Bạn làm Wi-Fi quy mô nhỏ, ở nhà, một AP là đủ. Bạn có nhà to hơn, bạn lắp 2 3 AP. Nhưng bạn có một khách sạn 100 phòng, câu chuyện khác hoàn toàn.

10 mẹo để thiết kế Wi-Fi tốt hơn

Ví dụ như ở đây, làm một cái chuồng cho thú cưng của bạn thì không phải suy nghĩ quá nhiều, bạn mua luôn cũng được, tự làm cũng được, chỉ cần mua gỗ mua đinh về là làm thôi . Nhưng xây chuồng ngựa thì lại khác. Knông cần nói nhiều, bạn cũng có thể hình dung được lượng công việc của 2 cái nó khác nhau thế nào rồi đúng không.

Bạn có thể dùng thiết kế wifi cho nhà bạn, nhân nó lên 100 lần để có thiết kế wifi cho khách sạn 100 phòng. Nó vẫn chạy thôi, không khó. Cái khó là nó chạy có hiệu quả không. Nhanh không ? Ổn định không ? Cấu hình quản lý như thế nào ? Thời gian chi phí hỗ trợ xử lý sự cố ra sao ? Đấy là các việc cần tính toán.

Còn tiếp …

Tác giả Kai Nguyễn

Nguyễn Phú Thịnh (Kai Nguyen) hiện đang là Giám đốc kỹ thuật của Ruijie Networks Việt Nam, và cũng đang giảng dạy tại trung tâm VNPRO, với các chuyên đề Wireless, Security, Routing & Switching.

Ruijie Networks là một trong những hãng sản xuất thiết bị mạng cấp doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Hiện Ruijie Networks có 6 trung tâm R&D tại Trung Quốc, đã có mặt trên 50 quốc gia và có hơn 250,000 đối tác, trong đó có các thị trường cao cấp như Mỹ, Nhật, Nga. Theo Gartner Magic Quadrant (quý 3-2019), Ruijie đã trở thành nhà cung cấp thứ 5 toàn cầu, trong Phân khúc thị trường WLAN và Switch cấp doanh nghiệp (10 / 25Gbps). Trong báo cáo MQ, Gartner cũng nhận xét sức mạnh của Ruijie về việc cung cấp dịch vụ Ruijie Cloud trong các doanh nghiệp nhỏ: “Giải pháp Wi-Fi Cloud miễn phí không cần license, không giới hạn số lượng thiết bị, và hỗ trợ quản lý cả switch và routers/gateways.” Tại Trung Quốc, theo IDC quý 3-2019, Ruijie hiện là nhà cung cấp số 1 trong thị trường WiFi 6 (chiếm tới 40,66% thị phần), và đứng thứ 3 cho thị trường switch doanh nghiệp.